Lượt xem: 318
Sở Khoa học và Công nghệ nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ
Sáng ngày 17 tháng 10 năm 2022, Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) chuyên ngành tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình nuôi Artemia ở độ mặn thấp theo chế độ dinh dưỡng cải tiến tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện, Chủ nhiệm đề tài là GS. TS. Nguyễn Văn Hòa.

Hội đồng KH&CN chuyên ngành họp nghiệm thu đề tài

Artemia là tên Latin của loài giáp xác nhỏ chuyên sống ở những vùng nước mặn. Chúng thường sống ở biển tự nhiên hoặc được nuôi trong ruộng muối. Artemia đã được tìm thấy và mô tả vào năm 1755 bởi Schlosser, sau đó là Linnaeus 1758 và Leach 1912. Từ những năm 1930 Artemia đã được biết đến là loại thức ăn tươi sống, giàu dinh dưỡng cho các đối tượng thủy sản. Artemia được nuôi thử nghiệm ở Vĩnh Châu vào những năm 1980, Artemia franciscana thả nuôi tại đây tạo nên dòng Artemia Vĩnh Châu. Hiện nay, diện tích nuôi Artemia khoảng 650 ha, tập trung ở phường Vĩnh Phước, xã Vĩnh Tân và Lai Hòa; sản phẩm trứng bào xác Artemia Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 4655/QĐ-SHTT, ngày 03/12/2020. Trứng bào xác Artemia Vĩnh Châu được thị trường đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao với đặc điểm nổi bật là kích thước nhỏ (300-320µm) so với tiêu chuẩn của thế giới là 400 - 500 µm, tỷ lệ nở cao, đồng thời chất dinh dưỡng của ấu trùng cao, thể hiện qua hàm lượng acid béo không no cao (HUFA: >15mg/g), giúp ấu trùng tôm, cá phát triển nhanh, tỷ lệ sống cao và tăng khả năng chống chịu dịch bệnh. Bên cạnh sản phẩm chính là trứng bào xác Artemia, sinh khối Artemia cũng là sản phẩm được quan tâm, là nguồn thức ăn tươi sống chất lượng tốt trong ương nuôi cá cảnh, ương nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cá chẽm, cá kèo, lươn đồng và một số loài cá nước ngọt. Sinh khối có kích thước lớn, không được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm, cá.

Từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh, kinh phí đối ứng của đơn vị chủ trì, nông dân, từ tháng 4/2019, Trường Đại học Cần Thơ đã triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu quy trình nuôi Artemia độ mặn thấp theo chế độ dinh dưỡng cải tiến tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nhằm xây dựng quy trình nuôi Artemia ở độ mặn thấp từ 40‰ - 60‰ với chế độ dinh dưỡng thích hợp; chất lượng trứng bào xác và sinh khối Artemia thu được từ quy trình bằng với quy trình thông thường; thời vụ nuôi kéo dài ít nhất 01 tháng so với thời vụ nuôi theo quy trình thông thường.

Qua hơn ba năm triển khai, nhóm nghiên cứu đã bố trí thí nghiệm trong phòng để đánh giá sự ảnh hưởng của độ mặn thấp lên tỷ lệ sống, sinh trưởng, sinh sản và vòng đời; sự ảnh hưởng của việc sốc độ mặn lên tỷ lệ sống, sinh trưởng ở các giai đoạn trong vòng đời; sự ảnh hưởng của việc thay đổi độ mặn trong quá trình thả giống lên tỷ lệ sống, sinh trưởng, sinh sản của Artemia Vĩnh Châu; theo dõi và đánh giá sự ảnh hưởng của độ mặn thấp và tỷ lệ C:N khác nhau lên sinh trưởng và sinh sản của Artemia Vĩnh Châu; sự ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng tổng hợp lên sinh trưởng, sinh sản của Artemia khi nuôi ở độ mặn thấp. Đồng thời, nghiên cứu biện pháp diệt Copepoda trong ao nuôi Artemia ở độ mặn thấp của một số sản phẩm diệt tạp dùng trong nuôi trồng thủy sản; sự ảnh hưởng của nồng độ dây thuốc cá lên tỷ lệ sống, sinh trưởng của Copepoda và Artemia ở độ mặn thấp. Bên cạnh đó, đã triển khai nuôi thực nghiệm Artemia độ mặn thấp thu trứng bào xác và thu sinh khối tại Trại Thực nghiệm Vĩnh Châu - Trường Đại học Cần Thơ và phường Vĩnh Phước, các xã Lai Hòa và Vĩnh Tân (Quy mô: nuôi Artemia độ mặn thấp thu trứng bào xác là 03 ha/03 hộ và nuôi Artemia độ mặn thấp thu sinh khối là 03 ha/03 hộ): Độ mặn ở giai đoạn thả giống là 60‰ và tăng dần ở các giai đoạn tiếp theo; năng suất trứng bào xác, sinh khối Artemia lần lượt là 71,5 kg trứng báo xác Artemia tươi/ha/vụ, 3.037,5 kg sinh khối Artemia/ha/vụ; lợi nhuận đạt 24.100.000 đồng/ha; chất lượng trứng bào xác, sinh khối Artemia tương đươngthời vụ nuôi kéo dài hơn 01 tháng so Quy trình nuôi thông thường. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được Quy trình bón phân cải tiến, chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ mặn thấpQuy trình nuôi Artemia độ mặn thấp theo chế độ dinh dưỡng cải tiến, làm cơ sở để triển khai nhân rộng kết quả đề tài vào thực tiễn sản xuất trong thời gian tới.

Kết quả thực hiện đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân thông qua việc nâng cao năng suất, đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, kéo dài thời vụ nuôi, qua đó góp phần phát triển ngành thủy sản của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và tái  cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung.

Theo đánh giá của Hội đồng KH&CN chuyên ngành, kết quả thực hiện đề tài đáp ứng được các mục tiêu, nội dung đề ra. Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề tài đạt yêu cầu và đề nghị đơn vị chủ trì, Chủ nhiệm đề tài chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài và các sản phẩm của đề tài theo ý kiến của các thành viên Hội đồng.

Tác giả: Lâm Văn Tùng

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... 4 5 6 No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1785711
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SÓC TRĂNG
Địa chỉ: 217 Trần Bình Trọng – Phường 2 – TP Sóc Trăng – Tỉnh Sóc Trăng,
Điện thoại: 0299 3822450, Fax: 0299 3821448 , Email: sokhcn@soctrang.gov.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 02/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 23/9/2016.